Hàn răng hay trám răng là một trong những kỹ thuật phục hình nha khoa phổ biến. Kỹ thuật này được áp dụng để khắc phục cho các trường hợp răng sâu nhẹ, sứt mẻ, …. Thông qua đó giúp khôi phục lại cấu trúc nguyên vẹn của hàm răng. Tuy nhiên, một số người lần đầu hàn răng thì lo lắng rằng nó sẽ rất đau và khó chịu. Vậy kỹ thuật hàn răng có đau không? Hãy cùng Nha khoa DrGreen giải đáp chi tiết trong bài viết này. Cùng với đó là những lưu ý khi thực hiện
Kỹ thuật hàn răng là gì?
Trước khi tìm hiểu hàn răng có đau không thì cần biết kỹ thuật hàn răng là gì. Hàn răng, hay trám răng, là một kỹ thuật nha khoa phổ biến và tương đối đơn giản. Nó được áp dụng nhằm phục hồi cấu trúc và hình dạng của răng. Đặc biệt là những chiếc răng bị hư hại do sâu, nứt, mẻ hoặc các tổn thương khác. Quá trình này không chỉ giúp cải thiện thẩm mỹ. Nó còn góp phần bảo vệ răng khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn. Thông qua đo ngăn ngừa sự phát triển của sâu răng và duy trì khả năng ăn nhai.
Trong việc trám răng, các bác sĩ nha khoa sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau. Điều này tùy thuộc vào tình trạng răng và yêu cầu thẩm mỹ của bệnh nhân. Các vật liệu này bao gồm composite, amalgam, vàng, bạc, đồng. Trong đó composite hiện nay được ưa chuộng hơn cả nhờ những ưu điểm vượt trội. Composite là vật liệu có đặc tính giống cấu trúc răng thật. Nó không gây kích ứng đối với cơ thể, mang lại cảm giác tự nhiên. Đồng thời giúp bệnh nhân có thể yên tâm trong suốt quá trình điều trị.
Hiện nay, công nghệ nha khoa ngày càng phát triển cùng vật liệu tiên tiến. Vì thế, phương pháp hàn răng ngày nay không chỉ hiệu quả. Nó còn đem lại kết quả thẩm mỹ cao cho người được thực hiện. Từ đó giúp bệnh nhân tự tin hơn trong giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày.
Kỹ thuật hàn răng có đau không?
Hàn răng có đau không là thắc mắc của rất nhiều người. Quá trình trám răng thường chỉ gây cảm giác ê buốt nhẹ đối với khách hàng. Điều này chủ yếu xảy ra ở những trường hợp tổn thương răng nhẹ. Tuy nhiên, một số trường hợp răng bị sâu nghiêm trọng hoặc sứt mẻ nặng. Lúc này cần phải điều trị lấy tủy và bác sĩ sẽ tiến hành tiêm thuốc tê. Từ đó đảm bảo bệnh nhân không cảm thấy đau đớn hay ê buốt. Ngoài ra các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, hiện đại được áp dụng. Vì thế việc hàn trám răng tại các nha khoa uy tín không gây ra cảm giác đau đớn cho bệnh nhân.
Một số trường hợp răng sâu nhẹ, sức mẻ không làm lộ tủy. Đồng thời không có dấu hiệu nhiễm khuẩn tủy. Lúc này bệnh nhân có thể thực hiện hàn trám mà không cần tiêm thuốc tê cục bộ. Trong những trường hợp này, bệnh nhân hoàn toàn không cảm thấy đau. Đồng thời có thể cảm nhận sự thoải mái trong suốt quá trình điều trị. Thông qua đó giúp giảm thiểu căng thẳng và lo âu.
Cần lưu ý không phải các phương pháp điều trị nha khoa đều sử dụng thuốc tê. Hơn nữa, cảm giác đau hay ê buốt trong quá trình hàn răng cũng phụ thuộc nhiều yếu tố. Trong đó phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề và trình độ chuyên môn bác sĩ. Vì vậy, việc lựa chọn các phòng khám nha khoa uy tín rất quan trọng. Tại đây sẽ có đội ngũ bác sĩ có trình độ cao và kinh nghiệm. Từ đó họ sẽ đảm bảo quy trình điều trị diễn ra suôn sẻ, hạn chế tối đa cảm giác đau đớn.
Đi hàn răng có đau không – Các trường hợp nên làm
Vừa rồi chúng ta đã biết hàn răng có đau không. Tuy nhiên, có một số trường hợp bạn nên làm để cải thiện hàm răng của mình. Đồng thời hạn chế sự xâm lấn của vi khuẩn. Cụ thể như sau
Hàn răng sâu
Sâu răng là tình trạng xuất hiện lỗ hổng trên bề mặt răng do tác động của vi khuẩn. Nó thường xuất phát từ thói quen ăn uống nhiều thực phẩm chứa đường. Đồng thời bạn không thực hiện chăm sóc răng miệng đúng cách. Những vi khuẩn này phát triển mạnh mẽ. Từ đó gây ra sự phân hủy dần dần cấu trúc men răng. Theo thời gian chúng sẽ tạo thành các lỗ sâu.
Nếu không được điều trị kịp thời, các lỗ sâu sẽ ngày càng lớn và mở rộng. Từ đó có thể dẫn đến cảm giác đau đớn, nhiễm trùng. Nếu tình trạng này kéo dài, răng có thể trở nên yếu, dễ gãy rụng. Hàn răng sâu là phương pháp nha khoa phổ biến và hiệu quả. Thông qua đó giúp khôi phục lại cấu trúc của răng. Đồng thời ngăn ngừa sâu phát triển và bảo vệ răng miệng lâu dài.
Hàn răng mẻ
Răng bị sứt mẻ có thể do nhiều nguyên nhân. Chẳng hạn phổ biến nhất là việc tác động mạnh từ bên ngoài. Ngoài ra là việc cắn phải những vật cứng hoặc thói quen ăn uống không hợp lý. Những vết mẻ này có thể làm ảnh hưởng đến cấu trúc răng. Nếu không được xử lý kịp thời, có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng hơn. Đặc biệt là ảnh hưởng sức khỏe răng miệng.
Trong trường hợp này, bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành hàn răng. Thông qua đó giúp phục hồi lại hình dáng ban đầu. Tùy vào mức độ và vị trí của vết mẻ, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp và vật liệu trám phù hợp. Từ đó đảm bảo không chỉ phục hồi chức năng ăn nhai. Đồng thời nó còn duy trì được tính thẩm mỹ của răng.
Hàn răng thưa, hở kẽ nhẹ
Răng thưa là tình trạng mà các răng nằm cách xa nhau trên cung hàm. Hiện tượng này xảy ra phổ biến nhất là ở vùng răng cửa. Từ đó ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt và nụ cười. Để khắc phục tình trạng này, phương pháp hàn răng thưa được áp dụng. Thông qua đó giúp các răng trở nên khít và thẩm mỹ hơn. Tuy nhiên, hàn răng chỉ được thực hiện hiệu quả trong một số trường hợp. Hiệu quả nhất là khi khoảng cách giữa các răng nhỏ hơn 2mm.
Một số trường hợp khoảng cách răng thưa, hở quá lớn. Lúc này việc hàn răng có thể khiến răng cửa trở nên mất cân đối. Thậm chí răng trở nên to hơn và không hài hòa. Khi đó, bác sĩ thường khuyến nghị bệnh nhân lựa chọn niềng răng. Hoặc cải thiện thẩm mỹ răng bằng các phương pháp phục hình sứ. Từ đó bệnh nhân đạt được kết quả thẩm mỹ tối ưu.
Răng bị mòn, khuyết cổ chân răng
Khuyết cổ chân răng, hay tình trạng răng bị mòn ở vùng cổ răng, có thể khiến răng trở nên nhạy cảm. Từ đó gây ê buốt khi tiếp xúc với đồ ăn, thức uống quá nóng, lạnh hoặc chua. Thông thường việc này sẽ gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày. Nếu để lâu tình trạng này còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ của nụ cười. Từ đó khiến người bệnh thiếu tự tin khi giao tiếp. Hàn răng trong trường hợp này giúp che lấp những khu vực bị mòn, giảm nguy cơ tổn thương. Đồng thời giúp bảo vệ răng khỏi các vấn đề nghiêm trọng hơn. Ngoài ra nó giúp cải thiện tính thẩm mỹ của nụ cười.
Hàn răng thay thế chỗ trám cũ
Với thời gian, vật liệu trám răng sẽ bị bào mòn dần do quá trình ăn nhai. Điều này khiến vị trí trám cũ có thể bong ra hoặc bị lỏng. Khi đó, việc hàn lại răng là cần thiết. Thông qua đó giúp duy trì tính thẩm mỹ và bảo vệ cấu trúc răng. Quá trình này giúp phục hồi lại hình dáng và chức năng của răng. Đồng thời bảo vệ răng khỏi các tổn thương tiếp theo. Từ đó đảm bảo sức khỏe răng miệng lâu dài cho bệnh nhân.
Những lưu ý khi thực hiện hàn răng
Khi đã biết được hàn răng có đau không thì nhiều người đã có thể yên tâm một phần. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao nhất khi hàn răng cần tuân thủ kỹ càng. Trong đó có những lưu ý sau khi thực hiện:
Lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đau nhức hoặc ê buốt sau khi hàn răng là kỹ thuật thực hiện chưa chính xác hoặc vật liệu hàn kém chất lượng. Do đó, việc lựa chọn một cơ sở nha khoa uy tín rất quan trọng. Tại đây sở hữu bác sĩ có chuyên môn cao và thiết bị hiện đại. Khi thực hiện tại nha khoa uy tín, quá trình hàn răng diễn ra nhanh chóng. Từ đó hạn chế cảm giác đau nhức và tăng độ bền của miếng hàn theo thời gian. Một nha khoa đạt chuẩn cần đáp ứng:
- Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, có chuyên môn cao về hàn răng. Đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật. Thông qua đó giúp miếng hàn bám chắc và giảm nguy cơ ê buốt.
- Thiết bị nha khoa hiện đại. Đặc biệt là công nghệ hàn răng bằng laser hoặc composite chất lượng cao. Thông qua đó giúp giảm thiểu xâm lấn và tăng tuổi thọ miếng hàn.
- Vật liệu hàn an toàn, không gây kích ứng. Đồng thời không gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Tránh ăn nhai trực tiếp lên răng vừa hàn
Sau khi hàn răng, vùng răng bị tổn thương vẫn còn nhạy cảm. Vì vậy, bệnh nhân cần hạn chế nhai thức ăn trực tiếp lên răng vừa hàn. Thời gian thực hiện trong ít nhất 24 giờ đầu để tránh áp lực lên miếng hàn. Cụ thể như sau:
- Ưu tiên thực phẩm mềm, dễ nuốt như cháo, súp, sữa chua, sinh tố. Từ đó giảm áp lực lên răng và tránh kích thích vùng răng mới hàn.
- Tránh thực phẩm cứng, dai hoặc dẻo như thịt nướng, kẹo cứng, bánh mì nướng. Chúng có thể làm tổn thương miếng hàn hoặc gây đau nhức răng.
- Không sử dụng đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh. Ví dụ như nước đá, cà phê nóng, trà nóng. Lúc này răng sau khi hàn thường nhạy cảm và dễ bị ê buốt.
Tuân thủ thời gian ăn nhai theo vật liệu
Không phải tất cả các vật liệu hàn răng đều có thể chịu lực nhai ngay lập tức. Trước khi rời phòng khám, bệnh nhân nên hỏi rõ bác sĩ về thời gian phù hợp. Từ đó bắt đầu ăn nhai, tránh tác động đến miếng hàn khi chưa ổn định. Thời gian ăn uống sau khi hàn răng sẽ phụ thuộc vào loại vật liệu hàn được sử dụng:
- Hàn răng bằng composite quang trùng hợp (hàn răng bằng ánh sáng laser): Vật liệu này đông cứng nhanh khi chiếu đèn, Do đó bệnh nhân có thể ăn ngay sau khi hàn răng.
- Hàn răng bằng amalgam (hợp kim bạc, thủy ngân, thiếc, đồng): Loại vật liệu này cần ít nhất 24 giờ để đông cứng hoàn toàn, vì vậy bệnh nhân nên kiêng ăn thực phẩm cứng hoặc dai trong khoảng thời gian này để tránh làm miếng hàn bị bong tróc.
Chăm sóc răng miệng đúng cách để bảo vệ miếng hàn
Sau khi hàn răng, việc vệ sinh răng miệng đúng cách là yếu tố quan trọng. Thông qua đó đảm bảo miếng hàn bền lâu và hạn chế ê buốt:
- Dùng bàn chải lông mềm và đánh răng nhẹ nhàng. Tránh chà xát quá mạnh vào vùng răng mới hàn. Thông qua đó không làm ảnh hưởng đến miếng hàn.
- Sử dụng chỉ nha khoa thay vì tăm xỉa răng. Từ đó loại bỏ mảng bám mà không làm bong miếng hàn. Tăm tre có thể làm tổn thương mô nướu và làm suy yếu kết cấu của miếng hàn.
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng không chứa cồn. Từ đó làm sạch khoang miệng và hạn chế vi khuẩn tấn công vùng răng mới hàn.
- Tránh nghiến răng hoặc cắn vật cứng như bút bi, đá lạnh, kẹo cứng. Từ đó bảo vệ miếng hàn khỏi bị mẻ hoặc bong tróc.
Theo dõi tình trạng răng sau khi hàn và tái khám định kỳ
Sau khi hàn răng, bệnh nhân cần chú ý đến những dấu hiệu bất thường như:
- Đau nhức kéo dài hơn 2 – 3 ngày mà không thuyên giảm.
- Cảm giác cộm, vướng hoặc khó chịu khi cắn nhai. Có thể do miếng hàn bị đặt không đúng vị trí hoặc quá cao so với khớp cắn.
- Ê buốt dữ dội khi ăn đồ nóng, lạnh hoặc ngọt. Có thể là dấu hiệu của viêm tủy hoặc răng bị tổn thương sâu hơn
Nếu gặp bất kỳ dấu hiệu nào trên, bệnh nhân nên tái khám ngay lập tức. Thông qua đó bác sĩ điều chỉnh kịp thời. Ngoài ra, nên khám răng định kỳ 6 tháng/lần. Từ đó bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng miếng hàn. Đồng thời kiểm tra tổng thể sức khỏe răng miệng.
Xem thêm:
- Răng lung lay có trám được không? Lời giải đáp cụ thể
- Răng bị sâu lỗ to có trám được không? Lời giải đáp chi tiết
Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc hàn răng có đau không. Cùng với đó là các trường hợp nên làm và lưu ý khi thực hiện. Để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Nha khoa DrGreen theo thông tin bên dưới
Hotline: 0936.996.609
Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoadrgreen
Website: nhakhoadrgreen.vn
Hệ thống Nha khoa Dr Green:
- 40B Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng
- HDS11 Vinhomes Marina, Lê Chân, Hải Phòng
- 38 Tân Dương, Thủy Nguyên, Hải Phòng
- 43 Trần Phú, Cẩm Phả, Quảng Ninh